Hệ thống
HyperLink
HyperLink
HyperLink
Đối tác
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TRỒNG NHA ĐAM (LÔ HỘI) VÀO MÙA MƯA TẠI NINH THUẬN

 Cây Nha Đam còn có tên là Tượng Đảm, Lô Hội, Lưỡi Hổ, Hỗ Thiệt, Long Tu… Tên khoa học: Aloe Vera L (Aloe Barbadensis Mill, Aloe Vulgaris Lamk). Thuộc họ : Aloaceae (Lô hội). Trước đây người dân tỉnh ta chỉ biết đến cây Nha Đam như một loại cây cảnh. Ngày nay, cây nha đam đã trở nên phổ biến hơn, nó không chỉ được làm cảnh mà còn được sử dụng để làm nguyên liệu chế biến các loại mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm rất công dụng và bổ ích cho cuộc sống. 


1.Kỹ thuật trồng:
Nha Đam rất thích hợp trồng ở vùng có khí hậu nóng và không ngập nước, phát triển mạnh ở dạng đất pha cát. Tuy nhiên, cũng có thể trồng được trên các loại đất khác như đất hơi kiềm, đất chua, đất sét, đất cát. Lá rất ưa bóng mát nên có thể trồng xen kẽ ở các vườn cây khác có bóng râm.
1.1/ Cây giống
Nha Đam thường trồng bằng cây con nên trong công tác chọn giống nên chọn nhưng cây con khỏe mạnh, có màu xanh tươi, không bị sâu bệnh, cây con có khoảng 4-6 lá, chiều cao cây khoảng 20 cm
1.2/ Thời vụ 
Thời điểm trồng thích hợp, hiệu quả cao nhất là vào đầu mùa mưa và sau vài trận mưa đầu mùa. Không nên trồng vào thời gian mưa nhiều, ruộng sẽ bị ngập nước, cây rất dễ bị úng thúi và bệnh hại tấn công. Trồng một lần là có thể cho thu hoạch liên tục mà không cần phải trồng lại. Do đo, mùa vụ trồng là tùy thuộc vào nhu cầu tiêu thụ thị trường mà nhân rộng diện tích. 
1.3/  Chuẩn bị đất 
 + Làm đất:
Đất được cày bừa thật kỹ, làm sạch cỏ trước khi trồng 10 – 15 ngày. Trong quá trình cày bừa nên kết hợp bón vôi cho đất để nâng độ pH, diệt mầm bệnh và giúp cho quá trình huy động dinh dưỡng về sau cho cây tốt hơn. Đất trồng yêu cầu phải cao ráo chống ngập úng. Sau khi cày và phơi ải đất  người ta tiến hành bón vôi cho đất để khử phèn  đối với vùng đất phèn.
 + Lên luống: 
Luống cao hay thấp phụ thuộc vào tầng đất mặt và mực thủy cấp nơi canh tác, lên luống phải cao ráo tránh ngập úng. Luống để trồng có chiều rộng 1,2- 1,8m và chiều dài tùy thuộc vào ruộng trồng có thể dài cả trăm mét. Sau đó tiến hành bón phân lót và phủ bạt nông nghiệp, nên sử dụng màng phủ nông nghiệp được làm bằng PE, dày 5mm, khổ 1,2m có 2 mặt sáng và tối. Mặt sáng giúp phản xạ ánh sáng, mặt tối giúp chống thoát hơi nước và hạn chế phát triển của cỏ dại, sâu bệnh. Dùng lon sữa bỏ than nóng vào để đục lỗ theo kích thước đã được vẽ sẵn trên bạt (vòng tròn này có đướng kính khoảng 20 cm) và lỗ đục trên bạt sẽ được cắt lớn tuỳ thuộc vào kích thước của nha đam trong quá trình phát triển, đảm bảo cho nước tưới lọt vào. Đây cũng là biện pháp điều chỉnh lượng nước tưới cho cây.
1.4/ Kỹ thuật trồng
Tưới nước thật ẩm cho đất trước và sau khi trồng nhằm duy trì độ ẩm cho đất trong suốt quá trình trồng. Cuốc lỗ sâu khoảng 30 cm rồi đặt cây con xuống, lấp đất vừa phải, không được để ngập đọt sinh trưởng, cây dễ bị thối. Tuần lễ đầu tiên sau khi trồng không được tưới nước để cây đứng im bám rễ. Cây được trồng theo kiểu nanh sấu. Khoảng cách cây cách cây là 40cm - 60 cm và hàng cách hàng là 60 cm. Như vậy, số lượng cây giống trên ha là khoảng 12.000 đến 15.000 cây.


2. Chăm sóc
-Tưới nước: Tưới 3 ngày/lần vào mùa khô, mùa mưa không tưới. Tưới nước cho đến khi nào thấy đất thấm đẫm nước là đạt, tưới phun đều cho cây từ thân đến gốc.
- Phân và liều lượng bón: Loại phân và liều lượng bón tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng địa phương. Thông thường vùng đất nghèo dinh dưỡng thì nên bón cao hơn một chút để đảm bảo năng suất. Lượng phân bón tính cho 1.000m2 đất trồng như sau: Phân hữu cơ (phân bò, phân heo…): 1.000kg, vôi: 200 kg; NPK(16-16-8): 35kg; tro trấu: 1 m3; Lân: 100 kg; KCl: 24 kg.
 *Bón lót
Bón khoảng 0,01kg NPK/cây + 100% phân chuồng + 100% Lân + khoảng 1,5g KCl trước khi trồng 2 ngày.
 * Bón thúc
Lá là bộ phận sử dụng chính của cây nên cây trồng sau 1-2 tháng làm cỏ và loại bỏ lá chân héo úa, tiến hành bón thúc. Bón thúc với lượng NPK + KCl còn lại và nên tăng cường bón đạm để tăng kích thước và trọng lượng lá, mỗi tháng tiến hành bón thúc 1 lần, từ sau trồng 10 ngày bón liên tục trong 10 tháng ngưng bón trước thu hoạch 1-2 tháng.  Liều lượng khoảng 1-3g Urê/ cây có thể hòa nước tưới hoặc bón cách gốc 10-15cm, không được bón sát gốc hay để phân rơi vãi vào cây dễ gây thối cây.


3. Phòng trừ bệnh hại
Nha Đam là cây có sức đề kháng rất tốt, ít khi bị sâu bệnh tấn công. Nhưng vào thời điểm giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô, cây thường bị thối nhũn. Bệnh này rất dễ lây lan cho các cây khác trên một diện rộng, do đó khi phát hiện cây cần nhổ bỏ dọn sạch tránh lây lan.

3.1- Triệu chứng: Bệnh xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cây con. Phần thân tiếp giáp mặt đất hoặc rễ bên dưới bị thối, vết bệnh từ nâu đến đen. Cây bệnh bị chết ngã ngang hoặc chỉ héo rũ cành lá. Bệnh phát triển rất nhanh, trong vườn trồng bệnh xuất hiện từng chòm làm chết cây hàng loạt.

3.2- Tác nhân: Do nhiều loại nấm gây ra như nấm Pythium, Phytophthora, Fusarium …, Trong đó Pythium là phổ biến và nguy hiểm nhất.

- Điều kiện phát sinh, phát triển: tưới quá ẩm và đất thoát nước kém. Thường xuất hiện vào mùa mưa gây thiệt hại về năng suất thu hoạch.

3.3- Quản lý:

- Vườn trồng phải thông thoáng.

- Đất trong vườn ươm phải tơi xốp, thoát nước tốt.

- Sử dụng phân chuồng (phân bò) phải hoai mục (không được dùng phân tươi).

- Không nên tưới phân đạm (Ure, SA…) trong giai đoạn vườn ươm hoặc cây đang giai đoạn bị bệnh.

- Cây bị bệnh nhỏ bỏ khỏi vườn và xứ lý bằng vôi bột tại hố trồng.

- Nếu cây bị bệnh có thể dùng các loại thuốc sau: Validamycin, Topsin M, Rhidomil, Mongcerel để trị bệnh.

3.4- Phun ngay thuốc: Topsin M + Mancozed, phun xong 3 ngày sau phun lại bằng thuốc Rhidomil + Validamycil.

- Chú ý phun đẫm phần gốc cây bị bệnh.

- Hoặc phòng trị bằng Antracol (20g/bình 8 lít)./.

                                                                       

                                                                        Phạm Châu hoành biên tập

 

 

Hoành biên tập
Số lượt đọc: 5098 - Ngày cập nhật: 06/11/2015
 Về trang trước    Bản in    Về đầu trang
Bài đã đăng:
1234567
TRANG CHỦ       GIỚI THIỆU       LIÊN HỆ
Designed by  Ninh Thuan Software