1. Giới thiệu
Năm 2003, Liên minh Châu Âu (EU) – nơi nhập khẩu lượng gỗ lớn trên toàn thế giới đã chính thức công bố Chương trình hành động “Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)”, với cam kết mạnh mẽ cho cuộc chiến chống khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp. Năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán với EU về Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) thực thi chương trình FLEGT. Một trong những yêu cầu của tiến trình đàm phán cũng như thực thi sau này là cần có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan để giảm thiểu tác động tiêu cực của VPA/FLEGT đối với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như các hộ gia đình trồng rừng, các cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ rừng và các doanh nghiệp chế biến quy mô nhỏ hoặc các nhóm dịch vụ có liên quan khác.
Các tổ chức xã hội dân sự (CSO) / các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO) là những đơn vị làm việc trực tiếp với cộng đồng địa phương và các hộ gia đình tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng nên sẽ là một bên quan trọng góp phần thúc đẩy tiến trình đàm phán và thực thi sau này đạt hiệu quả cao hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, các tổ chức VNGO/CSO đã kết nối và hình thành mạng lưới Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và Chương trình Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương Mại Lâm sản (VNGO-FLEGT).
2. Thông tin cơ bản về mạng lưới
Tên tiếng Việt: Mạng lưới Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam với Thực Thi Lâm Luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản
Tên tiếng Anh: Network of Vietnamese Non-Governmental Organisations for Forest Law Enforcement, Governance and Trade
Tên Viết tắt: VNGO-FLEGT
Địa chỉ liên hệ: Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)
Số 56, ngách 19/9, Kim Đồng, Hà Nội
Tel: 84 4 3943 6678 / 76 Fax: 84 4 3943 6449
Email: info@srd.org.vn
Mục tiêu chính của Mạng lưới là tham gia, đóng góp tích cực và có giá trị vào quá trình đàm phán và thực thi VPA/FLEGT giữa Chính phủ Việt Nam và EU, từ đó góp phần thực hiện kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam, thúc đẩy chính sách cho phép cộng đồng địa phương sống trong rừng và dựa vào rừng được tiếp cận, sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng một cách công bằng và bền vững. Thông qua:
o Liên kết các tổ chức thành viên của Mạng lưới trong các hoạt động liên quan đến VPA/FLEGT,
o Tăng cường năng lực và thúc đẩy sự tham gia của các CSO và cộng đồng vào quá trình đàm phán và thực thi VPA/FLEGT giữa Chính phủ Việt Nam và EU,
o Liên kết các tổ chức và mạng lưới khác trong và ngoài nước trong việc chia sẻ và học hỏi các thông tin, kinh nghiệm liên quan đến VPA/FLEGT,
o Tham vấn với Tổng cục Lâm nghiệp và các cơ quan Chính phủ có liên quan, các đối tác trong nước và quốc tế trong các vấn đề liên quan đến VPA/FLEGT.
o Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về các vấn đề liên quan tới VPA/FLEGT,
o Hỗ trợ các tổ chức thành viên nâng cao năng lực liên quan tới VPA/FLEGT,
o Điều phối các hoạt động liên quan đến VPA/FLEGT giữa các tổ chức thành viên nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của Mạng lưới,
o Phản ánh các thông tin liên quan từ cộng đồng dân cư địa phương tới Tổng cục Lâm nghiệp và các bên liên quan khác.
o Tự nguyện: Các tổ chức hội đủ tiêu chuẩn và tham gia vào mạng lưới trên tinh thần tự nguyện.
o Cam kết: Các tổ chức thành viên phải cam kết tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của mạng lưới, gắn bó trách nhiệm trong các hoạt động của mạng lưới.
o Bình đẳng và Dân chủ: Các tổ chức thành viên đều có quyền đề đạt ý kiến, đưa ra các sáng kiến của mình và phải thực sự tôn trọng ý kiến và văn hóa của các tổ chức thành viên khác. Các tổ chức thành viên đều có cơ hội ngang nhau, bình đẳng về quyền, nghĩa vụ trong các hoạt động của mạng lưới.
o Tự chủ: Các tổ chức thành viên hoạt động tự chủ về tài chính và nguồn lực, tự chủ trong xây dựng quan hệ với các đối tác.
o Công khai minh bạch: Các hoạt động và nguồn tài chính của Mạng lưới được công khai cho tất cả các tổ chức thành viên.
o Thông tin kịp thời: Các thành viên sẵn sàng chia sẻ thông tin về các hoạt động của mình hoặc mình biết có liên quan đến VPA/FLEGT.
6. Cơ cấu tổ chức và quản lý Mạng lưới
Cơ cấu tổ chức

6.1 Ban cố vấn
Số lượng - thành phần – cơ chế làm việc:
o Ban cố vấn không cố định về số lượng thành viên và là các chuyên gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm nghiệp cộng đồng, chính sách và luật pháp liên quan tới VPA/FLEGT,
Vai trò, nhiệm vụ:
o Tư vấn cho Ban điều hành và Điều phối viên về:
§ Định hướng chiến lược của mạng lưới dựa trên kinh nghiệm quốc tế và hiểu biết bối cảnh trong nước,
§ Tư vấn về kỹ thuật / chuyên môn sâu trong các lĩnh vực về lâm nghiệp nói chung, lâm nghiệp cộng đồng, chính sách và luật pháp liên quan tới VPA/FLEGT
§ Thúc đẩy kết nối mạng lưới với các cơ quan chính phủ để thực hiện vận động chính sách.
6.2 Ban điều hành Mạng lưới
Số lượng - thành phần:
o Ban điều hành sẽ gồm 4-6 người, thành phần cụ thể:
§ 1 Trưởng Ban,
§ Các Thành viên kiêm Điều phối các hoạt động của Mạng lưới ở 3 miền Bắc, Trung, Nam,
o Tất cả các thành viên Ban Điều hành do Đại hội của Mạng lưới bầu ra.
o Các thành viên của Ban Điều hành sẽ họp để phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
Chức năng, nhiệm vụ:
o Đại diện cho Mạng lưới tham gia, đóng góp tích cực và có giá trị vào quá trình đàm phán và thực thi VPA/FLEGT giữa Chính phủ Việt Nam và EU,
o Xây dựng định hướng, chiến lược và chương trình hoạt động cho Mạng lưới,
o Phê duyệt kế hoạch phát triển dài hạn (mang tính chiến lược) của Mạng lưới,
o Phê duyệt kế hoạch hoạt động, báo cáo hoạt động và báo cáo tài chính hàng năm của Mạng lưới / dự án của Mạng lưới,
o Phê chuẩn Điều phối viên, cán bộ truyền thông, kế toán, thủ quỹ do Trưởng Ban điều hành giới thiệu để tuyển dụng,
Cơ chế làm việc:
o Trao đổi thông tin trực tuyến,
o Họp định kỳ hàng quý/nửa năm,
o Họp đột xuất trong trường hợp cần thiết.
Cơ chế bầu cử - miễn nhiệm:
o Theo cơ chế dân chủ,
o Ban điều hành có nhiệm kì 2 năm, các thành viên BĐH có thể tiếp tục làm việc ở nhiệm kỳ tiếp theo nếu được các tổ chức thành viên tín nhiệm
6.3 Trưởng Ban điều hành
o Trưởng Ban điều hành do đại hội thành viên bầu ra.
o Trưởng Ban điều hành sẽ có chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
§ Quản lý chung toàn bộ các hoạt động của Mạng lưới, để thực hiện được các chiến lược, kế hoạch và chương trình hành động do BDH đã đề ra
§ Đại diện cho Ban điều hành trong các quan hệ giao dịch với các bên liên quan,
§ Chỉ đạo thực hiện các kế hoạch hoạt động, báo cáo hoạt động và báo cáo tài chính hàng quý/nửa năm của Mạng lưới / dự án của Mạng lưới,
§ Xúc tiến việc tìm kiếm nguồn tài chính cho hoạt động của mạng lưới,
§ Quản lý và chịu trách nhiệm trước nhà tài trợ về nguồn tài chính chung của Mạng lưới,
§ Tuyển dụng Điều phối viên, Cán bộ Truyền Thông và Kế toán cho Mạng lưới,
§ Giám sát, đánh giá hoạt động của Điều phối viên, Cán bộ Truyền Thông và Kế toán của Mạng lưới.
§ Giao nhiệm vụ cho các chuyên gia tư vấn kỹ thuật có liên quan về các nội dung tư vấn cho Mạng lưới.
6.4 Các thành viên Ban điều hành kiêm điều phối vùng Bắc, Trung, Nam
o Các thành viên Ban điều hành kiêm điều phối vùng Bắc, Trung, Nam do các tổ chức thành viên vùng lựa chọn và được Đại hội thành viên thông qua và phải là lãnh đạo của tổ chức có văn phòng chính đóng tại vùng đó,
o Chức năng nhiệm vụ:
§ Thực hiện nhiệm vụ của Ban Điều hành do Trưởng Ban phân công,
§ Điều phối hoạt động của Mạng lưới trong khu vực,
§ Kết nối và mở rộng các thành viên Mạng lưới của khu vực mình,
§ Là cầu nối giữa các tổ chức thành viên tại khu vực của mình với BĐH và với các tổ chức thành viên khu vực khác,
6.5 Điều phối viên Mạng lưới
Điều phối viên Mạng lưới do Trưởng Ban điều hành tuyển dụng / đề cử sau khi có sự nhất trí của tập thể Ban Điều hành. Điều phối viên có các chức năng và nhiệm vụ sau đây:
o Quản lý các hoạt động thường ngày của Mạng lưới và Dự án của Mạng lưới,
o Chuyển các thông tin cập nhật về VPA/FLEGT và những quyết định của Ban điều hành tới các tổ chức thành viên,
o Giữ liên lạc với đối tác và các bên liên quan hiện tại và tiềm năng,
o Tham vấn ý kiến của các Trưởng Ban để trả lời các thư / các yêu cầu các bên liên quan về Mạng lưới,
o Viết các báo cáo hàng năm của Mạng lưới và báo cáo định kỳ của dự án Mạng lưới,
o Điều phối / chuẩn bị cho các cuộc họp giữa các thanh viên Ban điều hành và Mạng lưới (nếu được yêu cầu),
o Phát triển và bảo quản các cơ sở dữ liệu của Mạng lưới / Dự án.
6.6 Cán bộ truyền thông Mạng lưới
Cán bộ Truyền thông do Trưởng Ban điều hành tuyển dụng /đề cử sau khi có sự nhất trí của tập thể Ban Điều hành. Cán bộ Truyền thông có các chức năng và nhiệm vụ sau đây:
o Thu thập các thông tin liên quan tới VPA/FLEGT, lâm nghiệp nói chung, lâm nghiệp cộng đồng, quản trị rừng tại Việt Nam để cập nhật trên website www.loggingoff.info và gửi tới Điều phối viên,
o Phối hợp với cán bộ quản trị mạng của trang web www.loggingoff.info để quản trị trang thông tin của Mạng lưới tại Việt Nam,
o Là đầu mối liên lạc với giới truyền thông liên quan tới các hoạt động của Mạng lưới,
o Soạn thảo thông cáo báo chí, các bài về các sự kiện mới của Mạng/ dự án cho việc xuất bản/công bố trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam (cả tiếng Anh và Việt) theo sự phân công và phê duyệt của Trưởng Ban Điều hành.
6.7 Tổ chức thành viên mạng lưới
Cơ chế hoạt động
o Tổ chức thành viên được chia thành 3 nhóm theo vùng miền, cụ thể:
§ Nhóm miền Bắc,
§ Nhóm miền Trung,
§ Nhóm miền Nam.
o Các tổ chức trong mỗi Nhóm cùng xây dựng chương trình và triển khai các hoạt động của mạng lưới dưới sự điều phối của tổ chức đại diện cho khu vực,
o Tổ chức họp hàng quý hoặc bất kỳ theo nhu cầu.
Nhiệm vụ của tổ chức thành viên:
o Giữ liên lạc thường xuyên với mạng lưới,
o Tham gia các cuộc họp thành viên của mạng lưới,
o Tham gia xây dựng dựng chiến lược và chương trình hoạt động của mạng lưới,
o Đóng góp tích cực trong các hoạt động chung (hoạt động tư vấn, phản biện chính sách, vận động tài trợ….),
o Tuân thủ điều lệ của mạng lưới,
Quyền lợi của các tổ chức thành viên:
o Có quyền bỏ phiếu tại đại hội,
o Được ưu tiên tham gia các chương trình, dự án của mạng lưới,
o Được ưu tiên tham gia các hoạt động chung của Mạng lưới,
o Được nhận các biên bản họp, các quyết định của Đại hội,
o Được sử dụng các dịch vụ chia sẻ thông tin, đào tạo và vận động chính sách của mạng lưới.
7. Đăng ký tham gia và chấm dứt tư cách thành viên Mạng lưới
7.1 Điều kiện tham gia Mạng lưới
o Là tổ chức dân sự Việt Nam có quan tâm đến VPA/FLEGT;
o Tự nguyện tham gia Mạng lưới;
o Ủng hộ các mục tiêu của Mạng;
o Tuân thủ quy chế hoạt động của Mạng và tích cực tham gia trong các hoạt động chung của Mạng.
7.2 Đăng ký tham gia Mạng lưới
o Tổ chức mong muốn tham gia liên hệ lấy mẫu đơn từ Điều phối viên Mạng lưới và điền đầy đủ thông tin vào đơn xin gia nhập Mạng và gửi cho Điều phối viên, kèm theo bản giới thiệu về tổ chức;
o Ban điều hành Mạng lưới xét duyệt đơn đăng ký tham gia, nếu được chấp thuận thì trả lời tổ chức có nguyện vọng tham gia.
7.3 Chấm dứt tư cách thành viên Mạng lưới
o Khi thành viên tự nguyện xin ra khỏi Mạng lưới,
o Khi Ban Điều hành yêu cầu và tuyên bố chấm dứt tư cách thành viên do có những hoạt động đi ngược lại mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc của Mạng lưới.
o Tổ chức định kỳ 2 năm/ lần nhằm thảo luận chiến lược hoạt động, chương trình hành động và định hướng phát triển của mạng lưới cho những năm tiếp theo, xác định các chủ đề, vấn đề trọng tâm cần thực hiện;
o Đại hội thành viên có nhiệm vụ bầu Ban điều hành nhiệm kì mới và các vị trí nhân sự trong Ban điều hành này.
Các nguồn tài chính chủ yếu của mạng lưới:
o Các chương trình được tài trợ do mạng lưới trực tiếp huy động được;
o Đóng góp tự nguyện của các tổ chức thành viên.
Điều phối viên và Kế toán của Mạng lưới được giao nhiệm vụ quản lý tài chính cho mạng lưới, chuẩn bị kế hoạch chi tiêu
Việc thay đổi quy chế này được thực hiện khi có các nội dung không còn phù hợp với thực tế hoạt động hay chiến lược của Mạng lưới.
Việc thay đổi Quy chế do Ban Điều hành đề xuất hoặc do các tổ chức thành viên đề xuất và được tập thể Ban Điều hành nhất trí.
Quy chế có thể được thay đổi một phần hoặc toàn bộ. Ban Điều hành sẽ trình nội dung thay đổi tại Đại hội thành viên. Việc thay đổi sẽ có hiệu lực khi ít nhất 80% số thành viên tham dự tán thành.